Latest News

Cách Người chinh phục cả một dân tộc...

Thứ Bảy, 15 tháng 5, 2010 , Posted by Thiên Thần CNTT at 18:04


Hình ảnh Hồ Chủ tịch trong trang phục kaki giản dị, đi đôi dép cao su và lối ngoại giao thân thiện, gần gũi trong lần gặp bất ngờ khiến cựu Đại sứ Hungary không thể quên. Ông là một trong những người được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần trong nhiệm kỳ ngoại giao tại Hà Nội,


Vị khách đi đôi dép cao su
Hà Nội, năm 1957. Alfred Almasi được bổ nhiệm công tác ngoại giao tại Hà Nội. Một ngày, cùng với các cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Hungary, ông bất ngờ được đón một vị khách đặc biệt không hẹn trước.
"Đó là một ngày giống như tất cả những ngày khác ở Đại sứ quán của chúng tôi, lúc trời xẩm tối chúng tôi thường ngắm nhìn những bông hoa thơm trong vườn, đột nhiên có một người đàn ông bất ngờ xuất hiện trong vườn, ngay trước mặt tôi, trong trang phục kaki đơn giản và đi đôi dép cao su, theo sau là mấy chiến sĩ Việt Nam đang mỉm cười. Tôi không thể thốt lên lời, nhưng cùng với sự bất ngờ lớn, tôi lập tức nhận ra ngay, đó chính là Người - Hồ Chí Minh", ông kể.
Sau những lời chào hỏi thân tình, Đại sứ mời Người vào "phòng khách VIP" của Đại sứ quán. Tất cả các cán bộ, nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán ngồi vây quanh chiếc bàn tròn, đầy "vui mừng và xúc động". Họ mang trà và rượu vang Hungary mời vị khách đặc biệt. Câu chuyện vào đầu bằng sự giản dị, mộc mạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mô tả ảnh.
Một bộ phận quan trọng trong tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh là thế giới quan và đường lối đối ngoại vì hòa bình, hợp tác và phát triển.  Ảnh minh họa: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Thủ tướng Ấn độ J.Nêru ngày 17/10/1954.

“Tôi vừa đi qua phố Điện Biên Phủ và nhìn thấy lá cờ 3 màu của Đại sứ quán, tôi quyết định vào thăm các bạn Hungary của chúng tôi”, Hồ Chủ tịch nói.
Tiếp đó Người tiếp tục câu chuyện bằng tiếng Pháp: “Ai trong số các bạn có thể nói được tiếng Pháp?”. Với niềm vinh dự lớn,  Alfred Almasi trả lời: “Có cháu ạ”. “Vậy còn tiếng Nga?” - Người hỏi bằng tiếng Nga, rất nhiều người đã trả lời có.
Và Hồ Chí Minh tiếp tục trò chuyện bằng tiếng Nga, thân mật trò truyện bằng cả tiếng Anh, quan tâm, hỏi thăm sức khỏe, gia đình của các cán bộ trong Đại sứ quán. Thưởng thức rượu vang đỏ Hungary, Chủ tịch Hồ Chí Minh hóm hỉnh nhận xét rằng thứ rượu vang này gần giống với rượu vang Bordeaux, Pháp
Kết thúc chuyến thăm một cách khéo léo, Người nói bằng tiếng Việt với thông điệp chuyển tới cả nhân dân Hungary: “Tôi đến để nồng nhiệt chào đón các bạn với nhiệm vụ mới tại Việt Nam, cảm ơn tình đoàn kết của nhân dân Hungary với nhân dân Việt Nam anh em và với sự nghiệp chính nghĩa của chúng tôi”.
Nhớ lại cuộc gặp không hẹn trước năm xưa, cựu Đại sứ Hungary chia sẻ : "Chúng tôi thật sự cảm động về việc Hồ Chí Minh đã đích thân đến thăm Đại sứ quán chúng tôi và cách thức Người tiếp cận với người dân, cách Người chinh phục người dân, và cách Người chinh phục cả một dân tộc và dư luận quốc tế về sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam".
"20 năm theo dấu chân Hồ Chí Minh"
Chưa từng có cơ hội gặp gỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng bà Dominique de Miscault, họa sĩ, Tổng biên tập Tạp chí Triển Vọng (Pháp) đã "theo dấu chân Hồ Chí Minh từ 20 năm nay" để tìm hiểu, khám phá con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc của Người. Trong quãng thời gian này, bà đã dành 7 năm cộng tác trong công việc sưu tầm về Hồ Chí Minh với bà Nguyễn Thu Hà, một trong những nhân viên lưu trữ của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 5/2006, Bảo tàng Hồ Chí Minh quyết định tổ chức một cuộc triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pavillon. Bà đã được mời tham gia trong ban tổ chức triển lãm. Và để chuẩn bị, vị Tổng biên tập này trước đó đã giành thời gian đi khắp nước Pháp trong nhiều tháng ròng để thu thập những bức ảnh ở những nơi mà Hồ Chí Minh đã từng đặt chân.
Có ba dấu mốc thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu lại Pháp, đó là năm 1911 - khi Người thực hiện “hành trình khai phá”; năm 1917 khi học tập và hoạt động cách mạng, và năm 1946 viếng thăm với tư cách Hồ Chủ tịch.
Lịch sử ghi lại hiện thực. Song nhà báo người Pháp này nói Hồ Chí Minh vẫn còn là một bí ẩn đối với phần lớn người dân Pháp. Bà đặt câu hỏi "Thật sự Người là ai?, từ đâu tới?", "Chính xác Người đã làm những gì? Những tài liệu về chủ nghĩa cộng sản luôn nằm trong vali của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đàn ông Đông Dương này phải chịu đựng nhiều gian khổ, hy sinh cả cuộc đời mình cho cách mạng. Và chính nhờ vào sự nhạy bén và lòng quyết tâm cao độ, Người đã mang lại nền độc lập cho dân tộc mình".
Hơn một năm nay, cùng với công việc chuẩn bị cho một cuộc triển lãm ở Huế, bà Dominique de Miscault đã thực hiện một bộ phim mang tên “Hồ Chí Minh và nước Pháp”, dự kiến ra mắt tháng 10 tới.

  • Linh Thư

Currently have 0 nhận xét:

Leave a Reply

Đăng nhận xét

Nếu có nhận xét gì, hãy ghi vào bên dưới nhé. Mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất cho bạn. Cám ơn bạn đã thăm blog của mình.